0 SP -

Giỏ hàng trống.

Thành viên
5
Tượng Bồ Đề Đạo Tràng - Bodh Gaya

Thánh địa Bodh Gaya - nơi Đức Phật thành đạo ...

Ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là ngày nào? Có ý nghĩa gì?

Phật giáo đã và đang ngày càng đi sâu vào niềm văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Việc thỉnh một...

TƯỢNG PHẬT NHỰA

Tượng Phật Nhựa,Tượng Phật Composite, tượng Phật nhựa composite, tượng Phật poli composite là cụm...

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là ai?

Đức Phật Bổn Sư chính là vị Phật có thật từng xuất hiện trong lịch sử. Ngài là người đã sáng lập...

ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

Địa Tạng Vương Bồ Tát Là Ai? Ý Nghĩa Và cách thỉnh tượng địa tạng vương bồ tát như thế nào

THÁNH TĂNG SIVALI

Liên hệ
Mã sản phẩm : sivali

tượng thánh tăng Sivali 

Được tôn tạo trên đất sét hoàn thiện:TRÊN NHIỀU LOẠI CHẤT LIỆU:COMPOSITE,ĐỒNG,XIMANG…

Cơ sở tôn tạo:TƯỢNG PHẬT PHÁP TÂM

CÔNG TY TNHH ĐIÊU KHẮC MỸ THUẬT PHẬT GIÁO VIỆT

Hotline:0914999544

Địa chỉ: 52 Vĩnh phú 38,phường Vĩnh phú,Tp Thuận An,Tỉnh Bình Dương

 


Tượng Thánh Tăng Sivali là vị Thánh đệ tử có tài lộc đệ nhất ở dưới thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tượng SiVaLi là người trẻ tuổi nhất đắc đạo A La Hán sớm nhất. Nhiều tài liệu ghi chép cho rằng, ở đâu có tượng Thánh Tăng Sivali thì ở đó sẽ ngày càng đầy đủ, sung túc, không cần phải lo lắng đến vấn đề cơm ăn áo mặc hàng ngày.

Thánh Tăng Sivali là ai?

Thánh Tăng Sivali là vị Thánh đệ tử có tài lộc đệ nhất trong bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh tả do ngài Mục Kiền Liên đứng đầu của Đức Phật Thích Ca và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu mà ngài Xá Lợi Phất đứng đầu. 

Lùi về một trăm ngàn kiếp trước, dưới thời Đức Phật Liên Hoa Thắng Như Lai, lúc ấy ngài là một cư sĩ đến dự pháp hội thuyết của Đức Phật. Khi thấy một vị Tỳ-kheo được Đức Phật ban danh hiệu “tài lộc đệ nhất”, ngài cũng muốn được như vậy nên đã thỉnh Đức Phật về nhà và thiết lễ cúng dường rất lớn trong bảy ngày. Trước Đức Phật, ngài đã phát nguyện rằng không cần phước báu giàu có sung túc, chỉ mong trong thời tương lai được trở thành vị đệ tử tài lộc đệ nhứt. Sau đó, Đức Phật đã thọ ký rằng nguyện vọng của ông sẽ được tựu dưới thời Đức Phật Thích ca. 

tượng thánh tăng sivaly đẹp nhất

Ngài Sivali thác sanh nhiều kiếp khác nhau trong cõi người và cõi trời. Đến thời Đức Phật Thích Ca, ngài là con trai của công chúa Suppavasa thuộc dòng họ Koliya Thích Ca. Khi công chúa mang thai, người dân trong cả nước thường xuyên tặng nàng quà cáp và lương thực. Để thử phước thiện của công chúa, người ta mang hạt giống đến nhà bà đụng vào, khi gieo trồng, kết quả thu được thật phi thường mùa vụ đó tốt tươi gấp trăm lần. Cũng có sách ghi chép rằng, chỉ cần bà chạm tay vào vật gì thì vật đó sẽ không vơi. Mọi người nhìn thấy cho rằng đây là phước báo của công chúa, sự thật là bà công chúa chỉ chịu ảnh hưởng của quả phước thiện của Ngài Đại đức Sivali nằm trong bụng mẹ. 

 

Do nghiệp lực kiếp trước của mình, có lẽ ngài Thánh tăng Sivali là người ở trong bụng mẹ lâu nhất. Bà công chúa Suppavasa mang thai Ngài tròn đủ bảy năm, trong bảy ngày sau đó công chúa đã phải chịu nỗi đau khổ đến cùng cực từ thai nhi. Khi chuyển dạ công chúa luôn tưởng nhớ ân đức của Tam bảo và liên tục niệm Phật, Pháp, Tăng, đồng thời bàn với chồng muốn thỉnh Phật về nhà cúng dường. Sau đó, công chúa sinh hạ hoàng tử một cách an lành, mọi người ai nấy đều nhẹ nhõm và đặt tên cho đứa trẻ là Sivali. 

Sivali tức là dập tắt mọi lo sợ nóng nảy của những người thân yêu và đem lại sự an vui, mát mẻ cho chúng sanh. Về sau hoàng tử Sivali thọ giáo lời dạy của Ngài liền xuất gia để giải thoát khổ sanh tử. Trong khi cạo tóc, thái tử Sivali liền thiền định căn bản, tiến hành thiền tuệ chứng ngộ chân lý tứ thánh đế, chứng đắc Nhất lai thánh đạo, chứng đắc Alahán và là người trẻ tuổi đắc đạo quả A La Hán sớm nhất.

Ý nghĩa của tôn tượng Thánh Tăng Sivali

Kể từ ngày xuất gia là Sadi, Đại đức Sivali hàng ngày đều có cận sự nam, cận sự nữ mang đến vật thực, y phục, thuốc men trị bệnh và không cần lo lắng đến chỗ ở. Đồ dâng cúng Ngài và Chư Tỳ Khưu Tăng ngày càng đầy đủ, ngày càng dồi dào và sung túc mà trước nay chưa từng có. Theo ghi chép của các tài liệu Phật giáo thì mỗi khi Chư Tỳ Khưu Tăng phải đi qua những vùng dân cư thưa thớt, hẻo lánh nếu có Ngài Đại Đức Sivali cùng đi thì bốn món vật dụng phát sanh luôn đầy đủ sung túc nhờ oai lực quả phước thiện của Ngài.

 

Ngài Đại đức Sivali ở kiếp hiện đại là kết quả của thiện nghiệp và ác nghiệp mà Ngài đã tạo ra trong kiếp quá khứ và ở hiện tại. Ngài đã trở thành Bậc Thánh đệ tử có tài lộc đệ nhất trong các hàng đệ tử của Đức Phật theo nguyện vọng. Ở kiếp này, Ngài là bậc Thánh A La Hán, sau khi Ngài nhập diệt Niết bàn thì những quả của ác nghiệp và thiện nghiệp của Ngài đều sẽ trở thành vô hiệu. 

Theo nhiều ghi chép trong kinh sách, từ khi Thánh tăng Sivali theo con đường tu đạo, chẳng biết từ đâu mà các vật dụng, lương thực cần thiết đều tự nhiên đến với Ngài. Ngài đi đến đâu cũng đều được dân chúng tôn kính quỳ lạy. Chỉ cần ở đâu có tượng Ngài thì nơi đó chắc rằng sẽ trở nên đầy đủ, sung túc, người dân không còn phải quá lo lắng về chuyện cơm ăn áo mặt hàng ngày. Nếu thành tâm tôn kính, đảnh lễ, tụng niệm Ngài thì Ngài nhất định sẽ phù hộ cho gia chủ được thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt, tài lộc dồi dào. Không chỉ vậy, các thành viên trong gia đình cũng sẽ được nhiều người thương yêu, quý mến. 

Tôn tượng Thánh Tăng Sivali thường được thờ cúng để cầu bình an, thuận buồm xuôi gió và đặc biệt ngài còn được người ta thường xuyên cầu tài lộc. Tượng Ngài được khắc đứng hoặc ngồi kèm theo những vật dụng như gậy chống, cây dù, quạt, giỏ, bát khất thực với các ý nghĩa như:

Gậy chống: có thể hỗ trợ, giúp gia chủ được quý nhân phù trợ trong những lúc cần thiết

Cây dù: Có khả năng ngăn chặn những người mang đến bất hạnh, khốn khó

Bát khất thực: Là hình ảnh thường gặp trong đạo Phật, nếu như nhà sư thực hành khất thực tốt thì bát chắc chắn sẽ được lấp đầy.

Quạt: Có thể tránh được phiền nhiễu, quấy rầy

Giỏ: Là hình ảnh có ý nghĩa tích lũy, giữ gìn tài lộc

Thánh Tăng Sivali là một vị thánh của tài lộc, có thể che chở và mang lại may mắn, hạnh phúc cho mọi chúng sinh. Oai lực quả phước thiện của Ngài giúp chúng sinh được an lạc, được hưởng phước an lành và có tài lộc dồi dào. 

 

Cách thờ cúng Ngài Thánh Tăng Sivali

Khi lập bàn thờ và thờ cúng Thánh Tăng Sivali, để việc thờ cúng mang lại điềm lành và may mắn, gia chủ và quý Phật tử cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Khi thờ Thánh Tăng Sivali với các vị chư Phật khác, quý vị đặt tượng Phật ở vị trí cao nhất, chính giữa, tượng thánh tăng đặt dưới, bên trái hoặc hướng về phía bên trái của bàn thờ. Như vậy để học hạnh bố thí xả ly của Ngài, không phải để chiêu tài lộc. Vì Phật là thầy của hết thảy chúng sinh, còn thánh tăng là đệ tử của Ngài nên không thể đặt tượng Thánh Tăng ở trên Phật được.

Tượng cần được đặt ở nơi tôn nghiêm, sạch sẽ, bàn thờ được thiết kế cao hơn đầu gia chủ, nếu có điều kiện hãy đặt một không gian riêng để thờ Tam Bảo. Phòng thờ là nơi không có không gian khác đè lên, tượng thờ nên hướng ra cửa chính của căn nhà

Tượng Phật, Tăng chỉ nên được thờ theo nguyện vọng của gia chủ, tuỳ vào điều kiện mà thỉnh tượng có chất liệu và kích thước phù hợp. Đặc biệt, không đặt bàn thờ Phật, Tăng ở các phòng có phòng khác đè lên, ở hướng đối diện phòng ngủ, nhà vệ sinh, góc cầu thang, nhà bếp hay nhà tắm…

Không đặt vàng mã, bùa chú lên bàn thờ, đồ cúng là đồ chay, phải có đĩa đựng riêng, tuyệt đối không cúng đồ mặn vì điều này là phạm cấm kỵ.

 

 

 

Thánh tăng Sivali là người trẻ nhất đắc đạo A La Hán sớm. Nhiều ghi chép cho rằng, chỉ cần ở đâu có tượng Ngài thì ở đó sẽ được đầy đủ sung túc mà không cần quá lo lắng về cơm ăn áo mặc. Khi thỉnh tượng Thánh tăng Sivali, gia chủ nên tìm hiểu kỹ về cách thỉnh tượng và thờ cúng đúng cách để chiêu tài lộc, an hưởng phước lành. 

 

Vui lòng đợi...